Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News

Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Share | 

 

 Thiền trong võ thuật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Thiền trong võ thuật EmptyMon Apr 26, 2010 6:45 am

Anh Văn
Không gì là không thể!
Thiền trong võ thuật Lastpo10Anh VănThiền trong võ thuật Lastpo10

Thiền trong võ thuật Thadmin

Giới tính Giới tính : Nam
Birthday : 10/05/1988
Đang ở : Thanh Hoá
Số điện thoại? : 123456789
Tâm trạng : Thiền trong võ thuật Tired
Age : 36
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 787
Keng Keng : 2742
Được Thanks Được Thanks : 64
Join date : 03/10/2009
Status : Không gì là không thể!
Thú nuôi : Thiền trong võ thuật Panda
Tài sản : Nokia N81 - 2GB

Bài gửiTiêu đề: Thiền trong võ thuật

 
Tu Thiền và kỹ năng đánh địch có chống đối nhau không ?
Trích “Nghiên cứu võ thuật” tháng 2/1990.
Đọc cuốn “Văn hóa Việt Namtổng hợp 1989-1995”, chúng ta thấy vua Trần Nhân Tông vừa là một vịtướng tài đã lãnh đạo thành công hai cuộc kháng chiến chống quân xâmlược Nguyên Mông, vừa là một Thiền sư. Ngài là Tổ thứ nhất phái ThiềnTrúc Lâm Yên Tử.
Thiền trong võ thuật LatMaSuTo
Chúngta biết rằng quân Mông Cổ đã gây khói lửa khắp từ Trung Á đến châu Âu,vó ngựa của chúng đã dày xéo lên biết bao nhiêu nhà cửa, đền đài, cungđiện, đồng ruộng, … của thế giới, nước ta lại nhỏ yếu, thế mà vua TrầnNhân Tông vẫn ung dung chỉ huy chiến trận với cái tâm lặng như nước hồthu, vẫn làm được những câu thơ đầy Thiền vị:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,
Bóng chiều man mác có dường không
Theo lời kèn mục trâu về hết,
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng …

Sáchcòn chép: Một lần học trò (Thiền) hỏi Nhân Tông: “Lúc giết người khôngđể mắt thì như thế nào ?” Đáp: “Khắp toàn thân là can đảm”.

Phải chăng Thiền và tâm Võ là một ?

o0o

Vềnguồn gốc các môn tuyệt kỹ trong võ học Trung Hoa, các nhà nghiên cứuvõ thuật xưa nay có hai khuynh hướng nhận định khác nhau.

Thiền trong võ thuật Zen1

Mộtsố người chủ trương rằng tất cả các môn tuyệt kỹ còn lưu truyền đếnngày nay đều do Đạt Ma Sư Tổ (Bồ Đề Đạt Ma) trước tác để dạy cho tăngchúng chùa Thiếu Lâm. Nếu hiện giờ những phương pháp ấy có sai sót làdo người sau quên mất chánh bản, chứ khởi đầu những gì Sư Tổ đặt ra đềulà tuyệt hảo.

Một số khác không tin là Sư Tổ trước tác những tuyệt học công phu ấy, mà là công trình của các môn đồ ưu tú của phái Thiếu Lâm.
Tuynhiên, dù có chủ trương thế nào về nguồn gốc của các môn tuyệt kỹ, thìngười ta cũng công nhận rằng những môn ấy có giá trị thực tiễn khi xemnhững cao thủ biểu diễn những công phu đặc dị, và khi nghiên cứu sốsách vở khổng lồ, phức tạp về Dịch cân kinh, về Nội công .v.v.. ngườiđọc thông minh và có trình độ đều thấy có một điểm cốt lõi giống nhaulà đều đặt nền tảng trên những nguyên lý của pháp môn Thiền.

Thiềnlà viết tắt của chữ Thiền-na. Thiền-na lại là chữ phiên âm của tiếngPhạn “Dhyana” có nghĩa là phép chú tâm vào một đề mục duy nhất để xuyênphá màn vô minh, đưa con người đến giác ngộ.

TrươngTrừng Cơ, một tác giả Trung Hoa, trong cuốn “Thiền đạo tu tập” (ThePractice of Zen) nói rằng có 7 pháp môn Thiền định, hay nói khác đi, 7loại đề mục để hành giả chú tâm vào: Hơi thở, một điểm ở trong hayngoài thân thể, thần chú, động tác (Trương Trừng Cơ nói rõ là tập TháiCực Quyền). v.v… Kinh huyệt và động tác là những đề mục phổ thông nhất.

ĐạtMa Sư Tổ khi dạy Thiền cho các môn đồ cũng có thể đã tùy duyên giáo hóamà dạy cho mỗi loại môn đồ một phương pháp riêng, chẳng hạn đối với võsinh thì Thiền ẩn trong các động tác quyền cước, người tập chú tâm vàotừng động tác mình đang làm, coi động tác là nhất niệm để xua đuổi tạpniệm; đối với những sĩ phu không thích võ nghệ thì dạy cho các động tácthể dục để an tâm và kiện khang thân thể, đối với các cao tăng thì dạyphép tĩnh luyện v.v…

Cácđề mục hơi thở, kinh huyệt và động tác cộng thêm với với sợi chỉ đỏxuyên suốt là phép tập trung tư tưởng vào đề mục là cốt lõi của võthuật nói chung và các công phu đặc dị nói riêng. Thí dụ người luyệnNội công phải chú tâm vào hơi thở, dẫn hơi thở đi qua các kinh huyệt.Trong khi tập có thể tay chân không máy động (tĩnh luyện), cũng có thểkết hợp với các động tác hay đòn thế quyền cước (động luyện).

Nhữngloại sức mạnh mà người đời thường gọi là “siêu nhiên” đều do cách thứcluyện tập như trên, lấy vài ví dụ đơn giản: Hiệp Khí Đạo (Aikido) luyệncách tập trung tư tưởng vào một điểm dưới rốn gọi là Hara, và luyện thởsâu xuống đến bụng dưới … Thiếu Lâm dẫn khí hít từ mũi đi xuống theophía trước thân người qua các huyệt Cửu vĩ, Đan điền, Hội âm, Hải để,rồi trở lên theo đường xương sống qua các huyệt Mạng môn, Á môn, Báchhội, xuống Ấn đường … Rồi thở ra mũi. Đó là một vòng châu thiên áp dụngtrong cách tập tĩnh. Khi kết hợp với các động tác hoặc các bài quyềnthì tùy lúc vận khí vào Đan điền hay vận ra tay, chân v.v…; Không ThủĐạo (Karate-Do) có những bài quyền luyện Nội công như Sanchin, Seisan,Sanju-Roku, .v.v… Tung đòn ra từ từ kết hợp với hơi thở vào và nén khíxuống Đan điền, lúc thư giãn chưa cần dùng sức thì thở ra; Thái CựcQuyền hít vào bằng mũi khi duỗi tay ra phía ngoài hay lên phía trên,thở ra khi co tay lại hay hạ tay xuống, v.v… Tất cả đều áp dụng mộtnguyên lý duy nhất: Chỉ tập trung vào động tác đang làm, không nghĩ gìkhác.

Nhờchú tâm vào một đề mục như thế, lâu ngày hành giả sẽ đạt được mức trungbình là thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, hoặc siêu tuyệt hơn,sức mạnh tinh thần nhờ tập trung cao độcó thể xuyên phá những vấn đềkhông thể giải quyết bằng trí tuệ thông thường (như các Công án, Thoạiđầu …) để đạt đến Giác ngộ. Chính vì ý thức được điều đónên trong thờiđại hiện nay, các môn phái ưa dùng chữ Đạo (Do) để đặt tên cho môn võcủa mình, như Karate-Do (Không Thủ Đạo), Kendo (Kiếm Đạo), Kyudo (CungĐạo), Judo (Nhu Đạo), Aikido (Hiệp Khí Đạo), Hapkido (Hiệp Khí ĐạoTriều Tiên), Việt Võ Đạo (Vovinam), Việt Quyền Đạo, Dịch Võ Đạo v.v… Ýcủa các Tổ sư của các môn trên muốn nói rằng môn võ của mình là một conđường tu dưỡng thân tâm (Đạo = con đường) đưa con người đến đỉnh caobừng sáng trong tuệ giác. Thân không bệnh, tâm không loạn, đó là chânhạnh phúc.

Nói tóm lại, võ thuật đã áp dụng ba phương pháp của Thiền: điều thân, điều tức, điều tâm.

Điều thân là đặt mình vào những tư thế thoải mái của phép tọa thiền để cho các giác quan khỏi bị ngoại giới làm xao động.
Thiền trong võ thuật 61tranhthien-03[
Theotruyền thuyết, những thế võ sơ khai của các nhà sư xuất phát từ các tưthế thiền. Điều này ngày nay cũng còn có thể tin được, vì nhìn một thếvõ Trung Hoa, ta thấy thế võ đó được đặt căn bản trên các yếu tố ổnđịnh và trung chính mà vẫm khoan thai, nhờ đó khí huyết mới lưu thôngđiều hòa, nội lực mới phát triển, cảm giác mới bén nhạy. Cái thần củacon nhà võ Đông phương cũng chính là cái thần của Thiền. quan sát phoBách Phật đồ (100 tư thế thiền), các võ gia đã tìm ra không biết baonhiêu kỹ thuật võ học tân kỳ trong đó.

Tứthế Thiền thật ra chỉ là những hình ảnh thô sơ của các đòn thế võthuật. các tư thế ấy chỉ thật sự sống động khi có luồng sinh khí củahơi thở (điều tức) là nguồn sống của Thiền và của võ thuật.



Hãy cảm ơn bài viết của Anh Văn bằng cách bấm vào "" nhé!!!
http://www.nhuxuan.com

 

Thiền trong võ thuật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News :: Cùng nhịp đập thể thao :: Võ thuật :: Lý luận võ thuật-

Copyright © 2007 - 2010,Ptnhuxuan.bigforumpro.com.
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất