Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News

Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Share | 

 

 20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua EmptyThu Dec 03, 2009 10:15 am

Anh Văn
Không gì là không thể!
20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua Lastpo10Anh Văn20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua Lastpo10

20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua Thadmin

Giới tính Giới tính : Nam
Birthday : 10/05/1988
Đang ở : Thanh Hoá
Số điện thoại? : 123456789
Tâm trạng : 20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua Tired
Age : 36
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 787
Keng Keng : 2742
Được Thanks Được Thanks : 64
Join date : 03/10/2009
Status : Không gì là không thể!
Thú nuôi : 20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua Panda
Tài sản : Nokia N81 - 2GB

Bài gửiTiêu đề: 20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua

 
1. Đau nhói, đau dữ dội trong bụng

Nếu như đột nhiên bạn có những cơn đau nhói hoặc đau dữ dội trong bụng, đó là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: Viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc viêm tụy.

Vì khu vực giữa xương sườn và hông là khu vực chứa rất nhiều nội tạng, cho nên cơn đau vùng bụng thường khó biết chính xác bệnh tình nếu bạn không đến bệnh viện. Với ba chứng bệnh kể trên, có cùng một nguyên nhân gây ra: Một tác nhân nào đó đã cản trở và gây ra sự nhiễm trùng tai hại cho các cơ quan này. Nếu một trong các cơ quan đó bị vỡ, rất dễ dẫn đến tử vong. Bạn cần khám tổng quát để tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn trước khi quá muộn.

Nếu như cơn đau nằm ở vùng mạn sườn dưới bên phải và số lượng bạch cầu trong máu gia tăng (thông qua xét nghiệm máu), thì cơn đau đó đến từ chứng viêm ruột thừa. Nếu cơn đau nằm ở phần bụng trên và lượng bạch cầu không đổi, có thể bạn bị viêm túi mật. Và nếu như bạn bị đau vùng bụng dưới xương ức và các enzim trong máu tăng cao, thủ phạm có thể là chứng viêm tụy.

Khi bắt đầu 20 tuổi, bạn nên đi làm các xét nghiệm đếm tế bào máu 3 năm một lần cho đến khi 40 tuổi thì thời gian rút xuống còn 2 năm một lần. Các xét nghiệm này đo chất lượng của máu và nồng độ của 3 loại tế bào máu thiết yếu là: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu huyết cầu để tìm ra sự khác thường nếu có.

2. Rối loạn thần kinh kèm mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu nhẹ hoặc khát nước kinh khủng khi đang làm việc ngoài trời hoặc tập luyện với cường độ cao, có thể bạn đã bị cảm nhiệt (say nắng). Các dấu hiệu đi kèm của cảm nhiệt còn là sự rối loạn thần kinh, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Bạn không nên xem thường chứng cảm nhiệt vì nó khá nguy hiểm khi gây ra rối loạn chức năng thần kinh vì tế bào não cực kỳ nhạy cảm với sự dao động của thân nhiệt.

Ngoài ra, sự rối loạn thần kinh kèm mệt mỏi còn có thể là dấu hiệu của chứng đột qụy như đã nói ở bài trước. Nếu đó là chứng cảm nhiệt nhẹ, bạn hãy tìm một chỗ mát và uống thật nhiều nước mát. Nếu như nó làm bạn lả đi, hãy cố gắng nhờ người gọi cấp cứu.

Để phòng tránh cảm nhiệt, khi ở ngoài trời quá nóng có thể nó sẽ làm thân nhiệt bạn tăng lên và dẫn đến mất sức (có trường hợp dẫn đến kiệt sức). Vì thế, bạn không nên ra ngoài trời khi nắng to, đặc biệt nắng đầu giờ chiều. Nếu có ra ngoài thì phải mang áo khoác và có nón, khẩu trang để tránh nắng. Bên cạnh đó bạn phải uống nhiều nước hơn vào những ngày nắng nóng do lượng mồ hôi thất thoát nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh các thức uống có đường và có cồn.


3. Đau lưng *** dẳng

Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở lưng khi với lên lau chùi hay mở cửa tủ, hoặc khi xoay người, có thể đó là dấu hiệu của chứng phình mạch hoặc bệnh sỏi thận.

Theo bác sĩ Sigfried Kra của Đại học Dược Yale: “Nếu như chứng đau lưng đến đột ngột và không liên quan gì đến việc tập thể dục, có thể nó là dấu hiệu của chứng phình mạch”. Có thể là phình mạch bụng - một suy yếu nghiêm trọng động mạch chủ nằm phía trên thận. Mối đe dọa khác là bạn đã bị sỏi thận - sẽ làm đau nhiều tới mức bạn chỉ muốn được chết đi cho xong. Khi xuất hiện những triệu chứng đau lưng đột ngột như thế, bạn phải đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị.

Nếu bị chứng đau lưng ngày này qua ngày khác, thay vì dùng thuốc uống, bạn hãy dùng các sản phẩm quấn vào lưng. Nghiên cứu của trường UMNDJ ở New Jersey cho thấy những người bị đau lưng kinh niên sử dụng tấm ráp nhiệt quấn lưng mỗi ngày sẽ giảm 25% cơn đau lưng so với những người uống acetaminophen hoặc ibuprofen. “Những tấm ráp nhiệt tăng khả năng lưu thông máu, tăng cường độ co giãn của mạch máu, cải thiện khả năng chuyển động”, tiến sĩ Scott Nadler - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết. Bên cạnh đó, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ về những vận động thường ngày kèm các bài tập lưng nhẹ bổ trợ để sớm phục hồi.




4. Đau chân kèm sưng tấy

Nếu bắp chân của bạn bị sưng tấy và đau đớn khi chạm vào, thậm chí bạn cứ có cảm giác như ở trong bắp chân lúc nào cũng nóng như đứng gần lò than, đó có thể là những dấu hiệu của chứng huyết khối trong tĩnh mạch. Có thể khi bạn ngồi một chỗ quá lâu (6 tiếng hoặc hơn) máu sẽ bị dồn xuống phần chân dưới và tạo thành cục, có thể tạo nên huyết khối trong tĩnh mạch. Cục máu đó đủ lớn để khóa tĩnh mạch ở bắp chân bạn, gây ra đau đớn và sưng tấy.

Không may, điều đầu tiên bạn muốn làm khi bị dính vào trường hợp đó là tìm cách xoa bóp chân - đó là việc... tệ nhất. Vì nếu như cục máu ấy bị vỡ ra hoặc bị tán ra - xảy ra thường xuyên - thì nó sẽ chu du tới tim hoặc phổi của bạn, gây cản trở sự lưu thông của máu, gây tổn thương phổi, sai chức năng tim và thậm chí gây tử vong nếu cục máu quá lớn. Nếu như bác sĩ cấp cứu nghi ngờ có cục máu, sẽ phải tiến hành siêu âm để xem sự lưu thông máu ở chân. Nếu như có cục máu, bác sĩ sẽ cố gắng để làm tan nó bằng dược chất hoặc ven nhân tạo để lọc cục máu trước khi nó làm hại đến tính mạng của bạn.

Ngoài ra, đau kèm sưng tấy ở chân có thể là dấu hiện của các bệnh tim mạch và thận hoặc một sự viêm nhiễm nặng ở vùng da chân. Bạn phải đi khám càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro.
5. Đau vùng háng

Nếu như bạn có những cơn đau âm ỉ kèm sưng tấy vùng háng và hạ bộ, có thể đó là dấu hiệu của các chứng bệnh như: Xoắn tinh hoàn, chứng sa ruột (thoát vị) hoặc bị nhiễm trùng mào tinh hoàn. Thông thường, tinh hoàn được “neo” vào cơ thể bằng hai thứ: Nối vào hệ thống dây dẫn gồm ống dẫn tinh và các mô bao quanh (tĩnh mạch, động mạch, dây thần kinh, mạch bạch huyết) từ bụng xuống đến tinh hoàn. Cái thứ hai là phần màng bọc bên ngoài tinh hoàn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng do một lý do nào đó, phần màng bọc này bị mất đi, làm cho một trong các ống dẫn bị xoắn lại và khiến máu không thông xuống tinh hoàn. Theo bác sĩ Jon Pryor: “Nếu như bạn phát hiện sớm tình trạng xoắn tinh hoàn trong vòng 4-6 tiếng, bạn sẽ cứu được chúng, còn nếu sau 12 đến 24 tiếng, bạn sẽ phải cắt bỏ vĩnh viễn”.

Các nguyên nhân khác làm bạn đau vùng kín còn bao gồm chứng sa ruột hoặc nhiễm trùng mào tinh hoàn. Bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để khám và chẩn đoán siêu âm, không được tự ý dùng thuốc, vì kháng sinh có thể được dùng để điều trị trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó lại vô hiệu nếu bạn bị xoắn tinh hoàn. Trong trường hợp này bạn cần phải được phẫu thuật để “kéo thẳng” các ống dẫn và lắp các màng nhân tạo để tránh lặp lại chứng xoắn.

Cũng theo bác sĩ Pryor, nếu như trong khi chơi thể thao, bạn bị một quả banh đập vào vùng hạ bộ như trời giáng, nên đến bệnh viện để chẩn đoán mức độ nguy hiểm và hỏng hóc. Trong thời gian vận chuyển đến bệnh viện, bạn có thể cho đá lạnh vào khăn và chườm vào chỗ đau khoảng 10 phút để giảm sưng tấy. Vì vùng da khu vực này rất mỏng, không nên chườm đá trực tiếp.


6. Chảy máu vùng trực tràng

Nếu bị chảy máu ở vùng trực tràng kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày, dù lượng máu rất ít, nó cũng là một dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ Lester Rosen của đại học Penn cho biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ nhẹ đến nặng. Nếu như máu chảy thành giọt, có thể đó là do một vết nứt ở hậu môn hoặc do sự sưng tấy các mạch máu trong hậu môn. Chảy máu trực tràng còn có thể do chứng viêm túi thừa (diverticulosis), loét dạ dày hoặc viêm loét ruột kết - thường liên quan đến bệnh tiêu chảy. Nếu bị những chứng này thì việc chảy máu sẽ không kết thúc với một áp lực nhẹ hoặc làm giảm sưng tấy đơn thuần.

Bên cạnh đó, chảy máu trực tràng liên quan đến khối u ruột kết hoặc ung thư cũng có dấu hiệu giống như chảy máu vì sưng tấy trong hậu môn. Chứng chuột rút (vọp bẻ), sưng phồng, đánh rắm, và/hoặc một sự thay đổi trong phân cũng là những dấu hiện cộng thêm mà bạn cần lưu ý.

Việc dùng các thuốc bổ trợ chất sắt, thuốc hỗ trợ tiêu hóa hoặc ăn huyết heo có thể làm phân có màu đen. Và những kích ứng trong dạ dày khi uống các dược phẩm chữa đau đầu hoặc sưng khớp có thể làm cho phân trông như có một lớp hắc ín. Nếu bạn không gặp trường hợp phân đen vì những lý do như trên, cộng thêm việc hay bị xây xẩm khi đứng dậy, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.


7. Sốt cao dùng thuốc không thuyên giảm

Ở người lớn, bất cứ cơn sốt nào trên 40 độ mà dùng thuốc (acetaminophen) không thuyên giảm đều được xem là sốt cao. Nếu như sốt cao đi kèm với nhức đầu, có thể đó là dấu hiệu của chứng viêm màng não. Sốt cao có thể là dấu hiệu của một sự nhiễm trùng, sự xâm nhập của virus hoặc chứng viêm phổi. Cơn sốt có thể trầm trọng thêm, ví dụ làm tim đập nhanh hơn - có hại cho những người có vấn đề về tim mạch. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử bệnh tim và bị sốt cao, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Vào mùa hè, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, bạn cần phải lưu ý nếu đột nhiên bị sốt cao mà không rõ nguyên nhân - có thể bị cảm nhiệt, một chứng bệnh có nguy cơ chết người (xem lại mục 8).

Khi cảm thấy sốt cao, bạn nên dùng cặp nhiệt độ để đo thân nhiệt. Trước khi đo nhiệt, bạn uống một cốc nước ấm hoặc mát rồi chờ từ 20-30 phút để nhiệt độ trong miệng và cơ thể được cân bằng. Ngậm cái cặp nhiệt dưới lưỡi khoảng 3 phút, giữ cho miệng khép kín. Nếu kết quả cho ra nhiệt độ từ 40 độ trở lên, bạn nên đến bệnh viện để khám, có thể chườm khăn mát để hạ sốt trên đường đi.

8. Đi tiểu gắt hoặc đau thường xuyên

Nếu bạn cảm thấy gắt hoặc đau khi tiểu tiện, đó có thể là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh. Một trong số đó là sự tăng sinh trong tuyến tiền liệt. Bạn cảm thấy mắc tiểu rõ rệt, dù bạn đã “xả” trước đó vài phút. Và khi đi tiểu, chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu thoát ra. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn có một tuyến tiền liệt đang tăng sinh. Trong nhiều trường hợp, đây là điều gây phiền toái dù nó không phải là mối đe dọa cho sức khỏe của bạn. Chỉ có điều bất tiện là bạn hay cảm thấy không thoải mái khi tiểu tiện và phải đi nhiều lần.

Ngoài ra, bạn còn có thể bị nhiễm trùng bàng quang hoặc tuyến tiền liệt nếu bạn cảm thấy đau khi đi tiểu. Cảm giác kèm theo còn là căng tức, mắc tiểu thường xuyên và thỉnh thoảng trong nước tiểu có máu. Hãy đi khám ngay khi có những dấu hiệu như thế. Bởi vì tệ hơn, bạn có thể bị ung thư bàng quang nếu máu xuất hiện thường xuyên trong nước tiểu. Nguyên nhân lớn nhất của ung thư bàng quang là thuốc lá, vì thế bạn không nên hút thuốc hoặc phải tìm cách bỏ đi. Và việc phát hiện sớm ra bệnh sẽ có 95% cơ hội chữa khỏi.

Việc chẩn đoán các vấn đề tiết niệu bao gồm các xét nghiệm PSA (tìm kháng nguyên trong tiền liệt tuyến), xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm trực tàng (vì tuyến tiền liệt có thể được cảm thấy bằng cách thăm dò trong trực tràng) đều cần thiết để tìm bệnh ở hệ bài tiết.
9. Sưng tinh hoàn

Bất cứ một cục sưng hoặc khối u nào xuất hiện ở tinh hoàn đều là dấu hiệu cần lưu tâm, có thể liên quan đến những bệnh âm ỉ ở bên trong như nhiễm trùng hoặc ung thư tinh hoàn - một bệnh thường gặp ở nam giới từ 15-35 tuổi.

Khi tự phát hiện ra khối u/sưng nơi tinh hoàn, bạn cần nhanh chóng đến khoa Nam của các bệnh viện để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tỷ lệ chữa thành công cho các trường hợp phát hiện sớm là hơn 90%, vì vậy bạn không nên chần chừ. Một tháng một lần, bạn nên tự kiểm tra tìm khối u tinh hoàn của mình cho đến khi 40 tuổi, sau đó thời gian cần thiết là 3 tháng một lần.

10. Vết thương hoặc vết đứt không lành

Các vết thương ngoài da hoặc vết đứt sẽ hồi phục sau 4-5 ngày. Chúng sẽ thu hẹp vết hở, ít đau, ít sưng tấy, ít đỏ và lành lại. Nếu như không thấy những dấu hiệu hồi phục, bạn nên đi gặp bác sĩ. Vì vết thương *** dẳng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch hoặc là chứng ung thư da. Trong đó, vết thương không lành thường là dấu diệu đầu tiên cảnh báo các bệnh tiểu đường và xơ cứng động mạch. Trong cả hai trường hợp, nguyên nhân là sự tuần hoàn máu trong cơ thể bị giảm sút tới mức lượng bạch cầu không thể dồn đủ về nơi vết thương để làm lành. Nếu như vết thương không lành liên quan đến bệnh ung thư da, vết thương sẽ ngày một loét rộng hơn.

Bạn nên gọi bác sĩ nếu vết thương mưng mủ, sưng đỏ và gây đau đớn. Cẩn trọng về sự nhiễm trùng nếu bạn đang điều trị với thuốc steroid - gây ra sự suy giảm hệ thống miễn dịch khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Thông thường, bệnh tiểu đường có các triệu chứng tưởng chừng như vô hại và khó chẩn đoán. Sự phát hiện sớm và điều trị có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, nếu như bạn có một vài trong số những triệu chứng sau đây, hãy đến bệnh viện ngay lập tức: Sự gia tăng cảm giác khát nước và thèm ăn thường xuyên, mắc tiểu thường xuyên, giảm khả năng nhìn, nhìn xa bị mờ, dễ cáu giận, giảm cân vô cớ, mệt mỏi thường xuyên, vết thương khó hoặc lâu lành.
11. Nốt ruồi bị biến đổi

Nếu bạn có một cái nốt ruồi nhiều năm và nay nó bị đổi màu hoặc bạn phát hiện ra những nốt ruồi mới xuất hiện, hãy nhanh chóng đi khám ở các chuyên khoa da liễu.

Đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư da. Viện nghiên cứu Da liễu của Mỹ đưa ra một phương pháp để xác định tổn thương da loại nào sẽ phải kiểm tra tìm khối u ác tính. Những nốt ruồi với các dấu hiệu sau đây đều có nguy cơ:

Sự bất đối xứng: Một nửa của nốt ruồi không đều với nửa còn lại.

Viền nốt ruồi không đều: Bị tua, bị khía, góc đậm góc nhạt.

Màu sắc bất thường: Không đồng màu trên toàn bộ nốt ruồi, chỗ nâu, chỗ đen, thậm chí đỏ, trắng và xanh.

Kích thước thay đổi: Nốt ruồi ngày một to hơn, các nốt ruồi to hơn đầu tẩy của bút chì đều đáng lưu tâm.

Các dấu hiệu khác của sự biến đổi nốt ruồi còn bao gồm ngứa, chảy máu hoặc dễ bị thương tổn, lồi lên quá mức, chai cứng lại trên bề mặt. Bạn phải đi gặp bác sĩ da liễu ngay khi thấy các dấu hiệu kể trên xuất hiện. Theo khuyến cáo của Hội chống Ung thư ở Mỹ, bạn nên đi làm các xét nghiệm về da 3 năm một lần từ khi 20-40 tuổi và khám hàng năm khi bước qua tuổi 40. Bạn cũng nên tự kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên da khi tắm, tìm những nốt ruồi, tàn nhang, vết đốm và vết bớt (chàm) trên da từ lúc sinh ra, xem có những dấu hiệu nào bất thường với chúng hay không. Hãy kiểm tra khắp cơ thể, từ da đầu đến lòng bàn chân. Vì càng sớm phát hiện dấu hiệu, thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn.

12. Cơn đau họng *** dẳng

Nếu bạn bị ho hoặc bị ngứa khó chịu trong cổ khi bị viêm họng, hãy súc miệng với nước muối và uống thuốc chứa dextromethorphan có công hiệu trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, nếu như cơn đau họng vẫn *** dẳng, bạn phải đến bác sĩ. Vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn liên cầu (streptococcus) trong họng nếu bạn bị ho từ 5-7 ngày. Trong một số trường hợp hiếm hơn, liên cầu khuẩn sẽ dẫn đến sốt thấp khớp, bệnh thận hoặc chứng viêm phổi.

Đau họng *** dẳng cũng có thể là dấu hiệu của chứng viêm các tuyến bạch cầu (mononucleosis). Bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm máu cần thiết tìm virus gây bệnh. Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các dấu hiệu sau: Nuốt khó khăn hoặc khó mở miệng, đau tai, cục sưng trong họng không xẹp xuống, khản giọng hơn 2 tuần, trong đàm hoặc nước bọt có lẫn máu, sốt cao (trên 39 độ), đau các khớp, da phát ban. Hãy đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt.
13. Buồn nôn và nôn

Nếu bạn bị buồn nôn từ 1-2 ngày, có thể nguyên nhân là do dị ứng thức ăn và cần xem lại thực phẩm.

Nhưng nếu như thời gian buồn nôn kéo dài hơn 3 ngày hoặc bạn thường xuyên cảm thấy nôn nao trong bụng mà không có nguyên nhân rõ ràng, nôn thốc nôn tháo kèm những cơn đau trong bụng, sụt cân bất ngờ, hãy đi khám bệnh ngay lập tức. Vì đó có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng, loét dạ dày hoặc bệnh tiểu đường. Bất cứ khi nào bạn bị nôn thốc và nó không kết thúc sau 1 ngày, hãy đến bệnh viện, có thể bạn đã bị ngộ độc thực phẩm. Nôn liên tục kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh cúm, nhiễm khuẩn, loét dạ dày hoặc thậm chí là bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu, hãy gọi cấp cứu vì có thể đó là dấu hiệu của xuất huyết bên trong.

14. Phát ban do rệp/bọ chét

Ở Mỹ, hàng năm có hơn 20.000 trẻ em và người lớn bị rệp/bọ chét cắn và mang theo những bệnh như nhiễm khuẩn, sốt phát ban, rối loạn thần kinh. Biểu hiện là những vòng tròn phát ban trên da có hình như mắt bò mộng. Các đốm phát ban này có thể xuất hiện từ 7-14 ngày sau khi bạn bị rệp/bọ chét cắn, xuất hiện nơi vết cắn hoặc bất cứ đâu trên cơ thể. Các triệu chứng khác của nhiễm khuẩn rệp/bọ chét bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh và sốt, nhức đầu, đau cơ và khớp cùng sưng hạch. Những triệu chứng xuất hiện nhiều tháng sau khi bạn bị con rệp/bọ chét cắn gồm có tê cứng người, ngứa ran, mất cảm giác vùng mặt hoặc các vấn đề về thần kinh khác, tim đập nhanh hơn, sưng khớp (đặc biệt là vùng đầu gối). Nếu như bạn thấy các triệu chứng như trên, hãy đi khám bệnh ngay để được điều trị.

Hiện nay, không có vắc xin ngừa các bệnh do sâu bọ cắn, và do ít lưu tâm đến vết cắn nhỏ nên việc chẩn đoán cũng rất khó. Nếu như không được chữa trị, bệnh nhiễm khuẩn rệp/bọ chét sẽ là nguyên nhân gây tàn phế suốt đời - theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Mỹ. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng để khỏi bị sâu bọ cắn. Dưới đây là 7 cách ngăn ngừa:

- Mặc quần áo sáng màu để nếu con rệp/bọ chét bò lên người bạn thì sẽ dễ phát hiện.
- Giũ quần áo thật kỹ trước khi mặc.
- Xịt thuốc trừ sâu bọ có permethrin lên các đôi giày và quần áo, thoa thuốc chống sâu bọ có chứa DEET lên da có thể kéo dài hiệu lực tới 2 tháng.
- Kiểm tra cơ thể và tóc để tìm rệp/bọ chét khi đi tắm, nếu phát hiện thì dùng nhíp gắp chúng ra, không giết chúng ở trên da.
- Không hoảng sợ khi bị rệp/bọ chét cắn. Sự truyền bệnh nhiễm khuẩn rệp/bọ chét không thể xảy ra nếu con rệp/bọ chét không bám trên da đủ 36 tiếng.
- Rệp/bọ chét thường có ở *** nuôi trong nhà, hãy đưa nó đến cơ sở thú y để trừ ve/bọ chét trước khi nuôi trong gia đình.



Hãy cảm ơn bài viết của Anh Văn bằng cách bấm vào "" nhé!!!
http://www.nhuxuan.com

 

20 triệu chứng chấn thương ko thể bỏ qua

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Như Xuân , Nhu Xuan , THPT Như Xuân , Thanh Hóa , Movie , Giải trí , Music , News :: Chia sẽ kiến thức :: Sức Khỏe-

Copyright © 2007 - 2010,Ptnhuxuan.bigforumpro.com.
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất